Đi Nha Trang (Khánh Hòa) chẳng có mấy ngày, lại gặp ngay cơn bão số 11 (Mirinae)!

Đi Nha Trang (Khánh Hòa) chẳng có mấy ngày, lại gặp ngay cơn bão số 11 (Mirinae)!
Theo quy định, xe tự chế gồm các loại: xe ba gác, xe lôi đạp, xe lôi máy, xe đẩy…, từ ba bánh trở lên. Nói “xe tự chế” nhưng thực ra những chiếc xe này đâu phải ai cũng có thể “chế” được để sử dụng trong cuộc mưu sinh của mình. Mà, những chiếc xe này đã được bàn tay của khá nhiều người thợ của một xưởng cơ khí nhỏ, gọi là “tiệm sắt” sản xuất. Xưởng cơ khí này có giấy phép cơ quan chức năng cấp và đóng đủ các loại thuế cần thiết để được kinh doanh. Xe “tự chế” đã có mặt ở miền Nam Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay, góp phần tốt đẹp vào việc giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người, đóng góp công sức không nhỏ trong việc vận chuyển người và các loại hàng hóa.
Từ hàng ngàn năm qua, ghe xuồng đã có mặt trên khắp các sông ngòi, kinh rạch Nam Bộ, góp công rất lớn trong việc phục vụ đời sống người dân vùng châu thổ sông Cửu Long. Chúng được ra đời từ các “trại ghe”. Mà những trại ghe này chỉ đóng những chiếc xuồng, chiếc ghe theo kinh nghiệm truyền đời của ông bà với những người thợ làm việc lâu năm. Những trại ghe này đâu chỉ đóng những chiếc ghe đi sông, mà còn cung cấp cho con người những chiếc ghe to lớn, gọi là “tàu” chuyên chở hành khách, ghe chài chở lúa gạo, kể cả những chiếc “tàu cây” ra cả biển khơi đánh bắt hải sản… Theo quan niệm cơ quan chuyên ngành, đó vẫn là những chiếc ghe, chiếc xuồng “tự chế”.
“Tự chế” còn có mặt ở cả những chiếc cầu do những người nông dân “dốt nát” miệt An Giang xây dựng nhiều nơi bắc qua các con kinh rạch của nhiều địa phương. Những chiếc cầu xinh xắn, không biết có đúng kỹ thuật không nhưng chắc chắn vì thấy người và xe cộ qua lại hàng chục năm nay không bị sự cố gì. “Tự chế” còn thấy ở những con đường nông thôn bằng xi măng cốt thép. Những con đường nhỏ bé nhưng nhiều tiện lợi này đã giúp vực dậy vùng nông thôn sâu, nối liền nó với những thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố lớn, do những người “thợ hồ” một nắng hai sương đổ mồ hôi lao động làm thành chứ không do một kỹ sư cầu đường nào thiết kế, bắt tay thực hiện.
Hiểu theo cách đó, “tự chế” có mặt hình như khắp các “hang cùng ngõ hẻm” ở nước ta. Từ hàng bao nhiêu năm nay, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình đã đưa tin, viết bài ca ngợi những “nhà sáng chế không bằng cấp”. Ta đã biết những anh “Hai Lúa” ở Tiền Giang chế ra dụng cụ bao và cắt trái cây chỉ cần đứng dưới đất mà không phải leo lên cây. Ta cũng biết ông Nguyễn Văn Lang chủ cơ sở Tư Sang ở khu phố Cầu Xéo (Hậu Thành, Cái Bè, Tiền Giang) đã từng nghĩ và làm ra chiếc máy gặt đập liên hợp. Ta cũng đâu thể quên ông Văn Đức Quynh người thôn Long Hưng (Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị) là người sáng chế máy tách hạt bắp mini. Không thể không nhắc tới nông dân Trịnh Văn Thành ở ấp Liên Hiệp 1 (Xà Bang, Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã thành công trong việc làm chiếc lò sấy ca cao. Rồi anh nông dân Hoàng Văn Chủ ở xã Quảng Hồng (Lạng Sơn) tuy mới học tới lớp 4 nhưng đã thiết kế ra máy xắt rau. Và, còn biết bao người “chân lấm tay bùn”, chữ nghĩa“khôngđầy lá mít”, không được đào tạo bài bản, chưa có lý thuyết về cơ khí và chế tạo máy, đã lao tâm khổ tứ bền bỉ chế tạo nhiều loại máy phục vụ bản thân, bán rộng rãi cho nông dân.
Nếu theo quan niệm nêu trên thì những chiếc máy góp phần làm tăng năng suất lao động, giải phóng sức người này chẳng qua chỉ là những chiếc máy “tự chế” vì không do một cơ sở quy mô sản xuất và có bản đồ thiết kế chi tiết mang tính khoa học của kỹ sư cơ khí. Tuy nhiên các loại thiết bị này vẫn được phép hoạt động vì không gây ra tai nạn như các loại xe “tự chế”. Nhưng quy trách nhiệm này cho xe “tự chế” là hơi quá đáng, bởi gây ra tai nạn giao thông chủ yếu là do ý thức người điều khiển phương tiện chứ đâu phải do phương tiện. Nhìn ra thế giới, xe “tự chế” vẫn chạy đầy đường, nhất là các nước châu Á. Xe lôi, xe ba gác tại các quốc gia này đâu có chở hàng “cao như núi” và chạy “bất kể chết” như ở nước ta.
--------------------
Tao ngồi ở giữa vòng vây
Mấy em gái tuổi chưa đầy hai mươi
Miệng tươi hoa súng nói cười
Tay nâng ly rượu mọc mời niềm vui
Cuộc đời đau đớn dần trôi
Tiếng ca lời hát ầu ơi ru lòng
Chiều phai rồi bóng hoàng hôn
Và đêm thì tối như chôn đời mình
Các em vui như vô tình
Giọt lệ nào đó đọng hình mắt tao
Càng vui càng buồn, tại sao?!
Cần Thơ, 3-2-2008
Người ta chơi đồ gốm sứ đời Minh, Thanh hoặc các loại hồng ngọc, lam ngọc, hoàng ngọc... nhưng ông thì lượm lặt những thứ được xem là chẳng có giá trị gì, bị ngay cả người Việt Nam coi thường, làm thành bộ sưu tập cho riêng mình, trở thành “tên tuổi lớn” trong làng chơi đồ cổ nước ta
Người đàn ông vừa bước sang tuổi lục tuần ấy có dáng người cao to, vạm vỡ. Ông sống trong căn nhà mà nhiều người dân thị trấn Cai Lậy (Cai Lậy, Tiền Giang) kêu là “biệt thự”. Ngôi nhà tường có sân rộng rãi với một số hoa kiểng của ông tọa lạc trong khuôn viên chừng 1.000 mét vuông. Buổi trưa, trời mưa tầm tã, chúng tôi ngỡ ngàng nhìn thấy nơi bậc tam cấp nhà ông để những thùng giấy, những khay nhựa, chẳng thứ tự gì, dường như chúng sắp được ông đem vứt bỏ. Đó là những tượng ông Địa nằm lộn xộn trong mấy cái thùng giấy chưa đậy nắp, mấy cái khay nhựa “lổn nhổn” những đồng tiền xu bằng kẽm, đồng này dính chặt đồng kia, có cái sứt mẻ, cùng vài ba xâu tiền nằm “cong queo” như tủi thân “đồ cổ” của mình. Thấy chúng tôi chăm chú nhìn có vẻ tiếc rẻ, ông chép miệng nói tỉnh queo: “Ba cái thứ đó ở Tiền Giang này cứ mà “đổ đống”. Theo lời ông, đó là những đồng tiền kẽm được đúc vào triều Nguyễn Gia Long. Triều Tây Sơn tuy ngắn ngủi nhưng số lượng tiền lưu hành trong dân còn nhiều lắm, dù người ta cho rằng Nguyễn Ánh đã tiêu hủy nó hết. Rồi ông khẳng định: “Tiền của nước mình có mặt chừng 1.000 năm trở lại. Đồng tiền quý là được đúc vào thời Hàm Nghi. Ông này chỉ làm vua có 8 tháng nên đúc tiền chẳng được bao nhiêu. Đã vậy những đồng tiền này đã bị nấu chảy để đúc thành đồng tiền khác khi vua Đồng Khánh lên ngôi. Điều này cho thấy, đồng tiền quý hay không không phải do niên đại mà là khó kiếm”. Chính vì vậy mà tiền kẽm bị ông bỏ lung tung rải rác trong hàng ba quanh nhà. Có lẽ đó là tiền kẽm Nguyễn Ánh cho đúc xài tạm bợ ở đồng bằng sông Cửu Long trên đường bôn tẩu quân Tây Sơn.
Không biết cái này có quý không mà ông phải vô buồng lấy ra. Đó là cái khung gỗ lên nước đen mun, một đầu cao do “gối” lên một bệ gỗ, đầu còn lại nằm sát đất. Khung gỗ ấy được khoét lõm bốn rãnh, mỗi rãnh vừa vặn bề hoành đồng tiền kẽm khi được xỏ xâu. Ông nói đó là cái thước đo tiền kẽm. Nhưng nói vậy là nói theo bây giờ, chớ khi xưa người ta gọi nó là “cái di”. Từ đầu này đến đầu kia của một “lõm” là nửa quan, tức 300 đồng tiền kẽm. Ông bảo nhiều người đọc tác phẩm Trương Vĩnh Ký thấy từ “cái di” mà chẳng hiểu là cái gì. Cũng dễ hiểu vì cái di đã không được sử dụng cả trăm năm nay, khi tiền xu, tiền kẽm đã trở thành giấy bạc.
Đồ gỗ ông chơi còn có rất nhiều bài vị thờ thần mà ông sưu tầm từ các ngôi đình ở lưu vực sông Cửu Long, trong đó có bài vị Thần Nông. Cũng bị bỏ trong các thùng giấy, nằm chồng sấp lên nhau. Cùng tình cảnh ấy là mấy bản in khắc gỗ, đặc biệt là bản khắc gỗ để in “cò bay ngựa chạy” bán trong ngày 23 tháng Chạp âm lịch để người dân cúng đưa ông Táo về Trời. Bản khắc gỗ này có hai mặt. Ông đưa cho chúng tôi xem một mặt, tay chỉ vào chân con ngựa, nói: “Đây là bản in cúng ông Táo vào năm đủ, con ngựa thong thả đi”. “Và đây là bản in dùng cho năm thiếu, con ngựa co giò phóng tới. Phải chạy cho nhanh vì năm đó ngắn quá”, ông trở mặt tấm bản khắc gỗ chỉ chúng tôi xem rồi cười sung sướng.
Bộ sưu tập gỗ của ông còn có mấy cái nọc cấy của người Khmer Nam bộ. Cũng nằm lăn lóc bên nhau trên chiếc bàn chứa đủ thứ thập vật, nơi hàng ba ngôi nhà. Tuy đã lâu năm không sử dụng, không biết ông có cầm nắm hay không mà cái nào cũng lên nước bóng láng dù đã phủ lớp bụi mỏng. Ông nói đồng bào dân tộc này có “hoa tay” lắm, vật dụng nào của họ làm ra cũng sắc sảo và xinh đẹp. Tuy nhiên về mặt tiện dụng thì còn khiếm khuyết. “Nọc cấy của người Việt khom lưng thấp, của người Khmer thì khom lưng cao, mà cao mau mỏi hơn thấp”, ông phân tích.
Trong gian phòng khách cũng bề bộn “hằm bà lằng” thứ, cái để trên bàn, cái nằm dưới nền gạch bông. Nơi góc tường bên trái phòng, treo lủng lẳng mấy cái tù và. Ông gỡ xuống. Tù và lớn có, nhỏ có, vừa vừa cũng có, đều đen mượt. Ông cầm một tù và lên và bảo đó là đồ giả, được làm bằng nhựa. Cũng đen bóng thấy mê. Tù và thật phải làm bằng sừng trâu. Ông cắt nghĩa: “Tù và, ốc và còi là những dụng cụ báo cho nhân dân ta biết điều gì đó xảy ra. Theo Huỳnh Ngọc Trảng, ở Quảng
Bước sang lĩnh vực đồ đất nung, nhà ông “tràn ngập” những bức tượng ông Địa. Mỗi ông một dáng thế, một nét mặt, một nụ cười khác nhau. Ông nào cũng được tô vẽ lòe loẹt, tay phe phẩy chiếc quạt to bè với nụ cười rộng tới mang tai, trông vừa ngộ nghĩnh vừa vui mắt. Theo tư liệu, ông Địa còn được gọi là Thổ Công, Thổ Địa hoặc Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất đai. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó. Chính vì vậy mà dân ta có câu: “Đất có Thổ công, sông có Hà Bá”. Thường, trước khi bắt đầu công việc “động thổ”, như cất nhà, đào ao, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt mộ..., người ta đều bày mâm cúng vị thần này. Ông Địa là cách gọi riêng của người
Đồ đất nung của ông còn có nhiều loại đèn. Đèn chân cao xài bấc, đèn chân cao có dĩa đựng dầu. Đó là các loại đèn của người Tiều (Triều Châu) hoặc người Quảng (Quảng Đông, đều thuộc Trung Quốc) sử dụng, được sản xuất tại Lái Thiêu (Bình Dương). Hồi xưa, người ta xài dầu lửa, đặc biệt là dầu mù u. Để có loại dầu này, người ta đem trái mù u hấp rồi xắt nhỏ mới đem ép ra dầu. Lấy dầu này quết với bông gòn rồi quấn quanh cọng dừa, khi đốt cho lửa sáng, đặc biệt có mùi thơm dễ chịu.
Gia tài của ông không chỉ có những thứ “thường thường” như vậy, vì còn có nhiều bảo vật đang cất bên trong các căn phòng, dù ông nói mình không chơi những đồ quý giá, như gốm sứ. Bởi, ông còn “khoe” với chúng tôi nhiều bảo vật khác, như sắc vua Tự Đức phong cho Phạm Đăng Tuyên làm đội trưởng Quảng Ngãi, theo ý chỉ bà Từ Dụ; 4 bản Truyện Kiều, trong đó bản in năm 1872 là bản Nam xưa nhất; cùng nhiều sách cổ và “hằng hà sa số” những cổ vật khác mà chúng tôi ngờ chưa được ông tiết lộ.
Người có bộ sưu tập “kỳ quặc” ấy là ông Trương Ngọc Tường, sinh năm 1949. Mục đích sưu tập những thứ “đồ bỏ” ấy của ông là nhằm tạo cho mọi người ý thức bảo tồn giá trị văn hóa dân gian, “nắm” được cách ăn, thói ở và sự giao tiếp xưa đang dần mai một trước đà cơ khí hóa vũ bão hiện nay.
----------------
- Ông Trương Ngọc Tường và bức tượng ông Địa.
- Tiền kẽm và cái di đo tiền.
Miền Bắc nổi tiếng nhất với mắm tôm, mắm cáy, mắm rươi…; miền Trung phong phú với mắm nhum, mắm sò Lăng Cô, mắm ruột…; nhưng Nam Bộ mới chính là “vương quốc” mắm.