Vợ chồng anh Hiển từ Australia đưa con gái và con rể lần đầu tiên về Việt Nam ăn Tết. Ghé nhà tôi, anh chị trang trọng mở bọc giấy khoe. Cứ tưởng vật gì, té ra là chiếc muỗng cà phê được chế tác bằng gỗ dừa. Cầm chiếc muỗng trong tay, anh Hiển bảo rằng loại hàng mỹ nghệ này được người Úc ưa chuộng rồi nhờ tôi đưa đi tham quan cái làng nghề đó.
Chiếc thuyền du lịch vượt sông Tiền. Sóng nước mênh mông. Cồn Phụng, cửa ngõ vào Bến Tre, cây xanh và những hàng dừa rủ bóng ven bờ hiện ra trước mắt. Tàu cặp bến. Đi dài theo con đường đất nhỏ, chẳng mấy chốc, chúng tôi đã nghe tiếng máy âm âm vọng tới. Đó là “hơi thở” của ngôi làng gồm 10 cơ sở sản xuất sản phẩm mỹ nghệ bằng gỗ dừa. Anh Hữu Lộc, hướng dẫn viên Trung tâm Điều hành du lịch (Công ty cổ phần Du lịch Bến Tre) cho biết, làng nghề ở đây hoạt động suốt các ngày trong tuần, phục vụ khách tham quan. Trong gian nhà mái tôn bộn bề những miếng gỗ dừa, những vụn dăm bào, mấy người thợ đang gò mình chăm chút từng công đoạn sản xuất. Mũi đục bén ngót trên tay chàng trai trẻ ăn ngọt vào sớ gỗ một cách cẩn trọng tạo thành mặt lõm chiếc vá bới cơm. Xong phần “làm thô”, chiếc vá nhanh chóng được chuyển qua tay người thợ làm bóng. Chỉ vài thao tác, vân gỗ dừa dần hiện lên và những vân ấy càng đẹp hơn sau khi được một người thợ khác đánh bóng bằng sáp.
Michel, con rể anh Hiển rất ngạc nhiên, luôn tắc lưỡi trầm trồ vì không ngờ cái thân dừa tưởng chừng vô dụng lại được chế biến thành một sản phẩm đẹp. Cậu ta rất thích thú khi đứng trước tủ kính trưng bày các sản phẩm. Cứ hết cầm con khỉ bịt tai, vớ con khỉ bịt mắt, rồi lấy con khỉ bụm miệng, Michel tủm tỉm cười hoài. Anh Hiển nói với con rể bằng tiếng Việt: “Mấy con khỉ rắn mắt”. Hai cha con cười vang, khoái trá. Anna Hương, con gái anh Hiển, đứng cạnh chồng, cứ hích cùi chỏ vào hông chàng trai Úc như khuyến khích cậu ta mua cho mình mấy chiếc kẹp tóc bằng gỗ dừa. Cô bảo, về bển chắc chắn “không đụng hàng”. Anh Hiển thì nhanh tay lựa và bảo cô gái bán hàng gói cho mình bộ ấm trà xinh xắn như món đồ chơi. Riêng chị Hiển đang lựa các muỗng, đũa, vá với vẻ mãn nguyện khi chọn những vật dụng nhà bếp “độc chiêu”, hãnh diện những khi có khách. Rời cơ sở, vợ chồng, con cái anh Hiển mang lỉnh kỉnh những gói hàng mà vẫn còn cứ tiếc chưa mua được đủ đầy các loại sản phẩm. Riêng Anna Hương thì cứ chắc lưỡi ân hận vì quên chưa mua được chiếc giỏ đan bằng cọng lá dừa mà cô cứ trầm trồ đẹp ơi là đẹp!
***
Chiếc xe 12 chỗ ngồi chạy êm ru trên con đường tráng nhựa phẳng phiu. Hai bên đường xanh ngút một màu xanh no ấm của hàng bao nhiêu loại cây ăn trái. Vốn được sinh ra trên đất nước kanguroo, nên Anna Hương chốc chốc lại kêu lên: “Ba ơi, đẹp quá kìa!”. Theo tay chỉ của cô, là những vườn cây xanh nổi màu đỏ quyến rũ của trái chôm chôm. Bỗng cô hét toáng lên: “Ôi, trái gì vậy, ba?”. Anh chị Hiển bật cười: “Sầu riêng, con à!”. Những trái cây đầy gai nhọn được bày bán dài theo hai bên đường. Theo yêu cầu của Anna Hương chúng tôi ghé một nhà vườn. Trên những liếp nền đất sạch sẽ, sầu riêng được trồng ngay hàng thẳng lối, cành nào cành nấy lủng lẳng những trái. Nhìn thấy một trái treo tòn ten trên cành bởi sợi dây ni-lông, người chủ vườn nhanh nhẹn leo lên. Một nhát dao cắt dây, xuống đất, một mũi dao tách vỏ, mấy múi sầu riêng có màu vàng bắt mắt ngoan ngoãn nằm yên trong lớp vỏ mỏng dánh hiện ra. Mỗi người cầm một múi mềm mụp, dầy cộm, không dính tay, như được phủ lớp ni-lông, cho vào miệng. Mùi sầu riêng thơm lựng thoảng vào mũi. Miếng sầu riêng tan trên mặt lưỡi thấm sâu đốc giọng cái mùi đặc trưng. Tuyệt vời!
Anh Hữu Lộcgiới thiệu, ngoài việc nhà vườn cho sầu riêng ra trái quanh năm, Cái Mơn (Chợ Lách) còn có nhiều vườn bòn bon, măng cụt, xoài cát Hòa Lộc trái to vị ngọt thanh, bưởi da xanh ngọt giòn… Được hình thành bởi ba dãy cù lao nên ưu thế số một của Bến Tre là vườn. Vườn ở xứ này được lập từ thời Tự Đức. Cái Mơn còn có nghề chiết, tháp cây ăn trái nổi tiếng. Ngày nay, người Cái Mơn chuyên tâm sản xuất cây giống để lái nơi khác đến “ăn hàng” đưa đi khắp nơi tiêu thụ.
Cái Mơn còn có vườn kiểng. Từ xưa, kiểng được xem là sáng tạo của miệt vườn. “Người ta nuôi và uốn chúng với những đường nét, quan niệm thẩm mỹ khá độc đáo, khác lối uốn kiểng của người Trung Hoa, của miền Trung hoặc miền Bắc. Kiểng được người dân nơi đây uốn theo kiểu xuy phong, mẫu tử với những tàn tiêu biểu cho tam tùng tứ đức hoặc tam cang ngũ thường, trên chót là ba nhánh nhỏ tiêu biểu cho nhật, nguyệt, tinh. Nhánh kiểng phải “hô, ứng”, nhánh này nghinh thiên thì nhánh kia phải yểm địa…”. (*). Ngoài ra, Cái Mơn còn có nghề uốn kiểng thú. Đi trong những khu vườn yên ả, nhìn bàn tay tài hoa của người thợ uốn, bẻ, sữa, cắt từng nhánh cây, Michel không thể ngờ trên đời có một thú chơi với những con thú “lông xanh” như: nai, cá hóa rồng, ngựa, đặc biệt là con giáp của năm âm lịch, loại hàng được khách Singapore, Hồng Công ưa thích.
Trở về Cần Thơ, anh Hiển cứ tiếc nuối không có điều kiện tham quan hết các làng nghề ở Bến Tre, nơi còn có nhiều cơ sở sản xuất kẹo dừa thơm vị trái cây; bánh phồng sữa có thể ăn ngay không cần nướng có vị ngọt, béo, thơm mùi sầu riêng, lá dứa; và “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” nổi tiếng cả nước… Phải nói rằng, làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bổ đều khắp nông thôn, thu hút hàng chục ngàn lao động, lưu giữ bản sắc văn hóa của cha ông. An Giang có dệt thổ cẩm của người Chăm ở Phủm Xoài (Châu Phong, Tân Châu), của người Khmer ở Sray Sakoth (Văn Giáo, Tịnh Biên), làng cá bè ở Châu Đốc. Phú Quốc (Kiên Giang) với nghề khai thác và chế biến nước mắm cá cơm có hương vị thơm ngon đặc biệt, đến đỗi từ điển La Rousse của Pháp phải đưa từ nuoc-mam vào. Vĩnh Châu (Sóc Trăng) có nghề dệt chiếu gia truyền ở Cà Săng. Gò Đen (Long An) nổi tiếng hàng trăm năm nay với rượu nếp lứt, đặc biệt là nếp trắng cho rượu ngọt đậm, thơm lừng, nước trong, sủi tăm, không có màng bám thành ly. Trà Vinh thì được nhiều người biết đến với nghề làm bánh tráng ở Lương Hòa (Châu Thành) nằm cạnh danh thắng ao Bà Om. Đặc biệt là những nghề theo con nước lớn. Đó là làng đóng ghe xuồng ở Ngã Bảy (Thị xã Tân Hiệp, Hậu Giang) và An Bình (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), chuyên đóng xuồng tam bản phục vụ dân chài lưới, đi câu, vận chuyển lúa gạo, thủy sản, trái cây… TP Cần Thơ có xóm lưới Thơm Rơm, làng lọp tép Thới Long (Ô Môn), lò luộc tép Thạnh Quới (Thốt Nốt) hoạt động nhộn nhịp mỗi năm từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch…
Với cảm quan của người nước ngoài, Michel nói một cách khách quan: đa dạng và phong phú, là ưu thế của Đồng bằng sông Cửu Long có thể hấp dẫn khách du lịch. Các làng nghề cần phải được sắp xếp một cách khoa học, nhà xưởng phải được xây dựng theo truyền thống, khang trang, sạch đẹp. Sản phẩm tạo ra phải ngày càng khéo léo, tinh xảo, có giá trị sử dụng trong đời sống, chứ không đơn thuần là vật trang trí. Thiết kế, thay đổi kiểu dáng mẫu mã cần phải được quan tâm, giải quyết tốt đầu ra… Có như thế, diện mạo của các làng nghề của ĐBSCL sẽ được thay đổi, vừa giữ được bản sắc độc đáo không nước nào có vừa mang tính hiện đại, hấp dẫn du khách và phát triển bền vững hơn.
Qua nhận xét của Michel, tôi chợt nhận ra rằng lâu nay có một tiềm năng du lịch chưa được chú ý lắm, dù đã có một vài nơi khai thác. Nhưng rõ ràng nếu lập các tua du lịch làng nghề một cách nguyên xi thì chưa được, cần phải có kế hoạch dài hơi và liên kết cả vùng. Khi đó, làng nghề Đồng bằng sông Cửu Long mới thực sự vào xuân.
Chiếc thuyền du lịch vượt sông Tiền. Sóng nước mênh mông. Cồn Phụng, cửa ngõ vào Bến Tre, cây xanh và những hàng dừa rủ bóng ven bờ hiện ra trước mắt. Tàu cặp bến. Đi dài theo con đường đất nhỏ, chẳng mấy chốc, chúng tôi đã nghe tiếng máy âm âm vọng tới. Đó là “hơi thở” của ngôi làng gồm 10 cơ sở sản xuất sản phẩm mỹ nghệ bằng gỗ dừa. Anh Hữu Lộc, hướng dẫn viên Trung tâm Điều hành du lịch (Công ty cổ phần Du lịch Bến Tre) cho biết, làng nghề ở đây hoạt động suốt các ngày trong tuần, phục vụ khách tham quan. Trong gian nhà mái tôn bộn bề những miếng gỗ dừa, những vụn dăm bào, mấy người thợ đang gò mình chăm chút từng công đoạn sản xuất. Mũi đục bén ngót trên tay chàng trai trẻ ăn ngọt vào sớ gỗ một cách cẩn trọng tạo thành mặt lõm chiếc vá bới cơm. Xong phần “làm thô”, chiếc vá nhanh chóng được chuyển qua tay người thợ làm bóng. Chỉ vài thao tác, vân gỗ dừa dần hiện lên và những vân ấy càng đẹp hơn sau khi được một người thợ khác đánh bóng bằng sáp.
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa.
Michel, con rể anh Hiển rất ngạc nhiên, luôn tắc lưỡi trầm trồ vì không ngờ cái thân dừa tưởng chừng vô dụng lại được chế biến thành một sản phẩm đẹp. Cậu ta rất thích thú khi đứng trước tủ kính trưng bày các sản phẩm. Cứ hết cầm con khỉ bịt tai, vớ con khỉ bịt mắt, rồi lấy con khỉ bụm miệng, Michel tủm tỉm cười hoài. Anh Hiển nói với con rể bằng tiếng Việt: “Mấy con khỉ rắn mắt”. Hai cha con cười vang, khoái trá. Anna Hương, con gái anh Hiển, đứng cạnh chồng, cứ hích cùi chỏ vào hông chàng trai Úc như khuyến khích cậu ta mua cho mình mấy chiếc kẹp tóc bằng gỗ dừa. Cô bảo, về bển chắc chắn “không đụng hàng”. Anh Hiển thì nhanh tay lựa và bảo cô gái bán hàng gói cho mình bộ ấm trà xinh xắn như món đồ chơi. Riêng chị Hiển đang lựa các muỗng, đũa, vá với vẻ mãn nguyện khi chọn những vật dụng nhà bếp “độc chiêu”, hãnh diện những khi có khách. Rời cơ sở, vợ chồng, con cái anh Hiển mang lỉnh kỉnh những gói hàng mà vẫn còn cứ tiếc chưa mua được đủ đầy các loại sản phẩm. Riêng Anna Hương thì cứ chắc lưỡi ân hận vì quên chưa mua được chiếc giỏ đan bằng cọng lá dừa mà cô cứ trầm trồ đẹp ơi là đẹp!
***
Chiếc xe 12 chỗ ngồi chạy êm ru trên con đường tráng nhựa phẳng phiu. Hai bên đường xanh ngút một màu xanh no ấm của hàng bao nhiêu loại cây ăn trái. Vốn được sinh ra trên đất nước kanguroo, nên Anna Hương chốc chốc lại kêu lên: “Ba ơi, đẹp quá kìa!”. Theo tay chỉ của cô, là những vườn cây xanh nổi màu đỏ quyến rũ của trái chôm chôm. Bỗng cô hét toáng lên: “Ôi, trái gì vậy, ba?”. Anh chị Hiển bật cười: “Sầu riêng, con à!”. Những trái cây đầy gai nhọn được bày bán dài theo hai bên đường. Theo yêu cầu của Anna Hương chúng tôi ghé một nhà vườn. Trên những liếp nền đất sạch sẽ, sầu riêng được trồng ngay hàng thẳng lối, cành nào cành nấy lủng lẳng những trái. Nhìn thấy một trái treo tòn ten trên cành bởi sợi dây ni-lông, người chủ vườn nhanh nhẹn leo lên. Một nhát dao cắt dây, xuống đất, một mũi dao tách vỏ, mấy múi sầu riêng có màu vàng bắt mắt ngoan ngoãn nằm yên trong lớp vỏ mỏng dánh hiện ra. Mỗi người cầm một múi mềm mụp, dầy cộm, không dính tay, như được phủ lớp ni-lông, cho vào miệng. Mùi sầu riêng thơm lựng thoảng vào mũi. Miếng sầu riêng tan trên mặt lưỡi thấm sâu đốc giọng cái mùi đặc trưng. Tuyệt vời!
Sầu riêng Cái Mơn
Anh Hữu Lộcgiới thiệu, ngoài việc nhà vườn cho sầu riêng ra trái quanh năm, Cái Mơn (Chợ Lách) còn có nhiều vườn bòn bon, măng cụt, xoài cát Hòa Lộc trái to vị ngọt thanh, bưởi da xanh ngọt giòn… Được hình thành bởi ba dãy cù lao nên ưu thế số một của Bến Tre là vườn. Vườn ở xứ này được lập từ thời Tự Đức. Cái Mơn còn có nghề chiết, tháp cây ăn trái nổi tiếng. Ngày nay, người Cái Mơn chuyên tâm sản xuất cây giống để lái nơi khác đến “ăn hàng” đưa đi khắp nơi tiêu thụ.
Cái Mơn còn có vườn kiểng. Từ xưa, kiểng được xem là sáng tạo của miệt vườn. “Người ta nuôi và uốn chúng với những đường nét, quan niệm thẩm mỹ khá độc đáo, khác lối uốn kiểng của người Trung Hoa, của miền Trung hoặc miền Bắc. Kiểng được người dân nơi đây uốn theo kiểu xuy phong, mẫu tử với những tàn tiêu biểu cho tam tùng tứ đức hoặc tam cang ngũ thường, trên chót là ba nhánh nhỏ tiêu biểu cho nhật, nguyệt, tinh. Nhánh kiểng phải “hô, ứng”, nhánh này nghinh thiên thì nhánh kia phải yểm địa…”. (*). Ngoài ra, Cái Mơn còn có nghề uốn kiểng thú. Đi trong những khu vườn yên ả, nhìn bàn tay tài hoa của người thợ uốn, bẻ, sữa, cắt từng nhánh cây, Michel không thể ngờ trên đời có một thú chơi với những con thú “lông xanh” như: nai, cá hóa rồng, ngựa, đặc biệt là con giáp của năm âm lịch, loại hàng được khách Singapore, Hồng Công ưa thích.
Kiểng thú
Trở về Cần Thơ, anh Hiển cứ tiếc nuối không có điều kiện tham quan hết các làng nghề ở Bến Tre, nơi còn có nhiều cơ sở sản xuất kẹo dừa thơm vị trái cây; bánh phồng sữa có thể ăn ngay không cần nướng có vị ngọt, béo, thơm mùi sầu riêng, lá dứa; và “bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc” nổi tiếng cả nước… Phải nói rằng, làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bổ đều khắp nông thôn, thu hút hàng chục ngàn lao động, lưu giữ bản sắc văn hóa của cha ông. An Giang có dệt thổ cẩm của người Chăm ở Phủm Xoài (Châu Phong, Tân Châu), của người Khmer ở Sray Sakoth (Văn Giáo, Tịnh Biên), làng cá bè ở Châu Đốc. Phú Quốc (Kiên Giang) với nghề khai thác và chế biến nước mắm cá cơm có hương vị thơm ngon đặc biệt, đến đỗi từ điển La Rousse của Pháp phải đưa từ nuoc-mam vào. Vĩnh Châu (Sóc Trăng) có nghề dệt chiếu gia truyền ở Cà Săng. Gò Đen (Long An) nổi tiếng hàng trăm năm nay với rượu nếp lứt, đặc biệt là nếp trắng cho rượu ngọt đậm, thơm lừng, nước trong, sủi tăm, không có màng bám thành ly. Trà Vinh thì được nhiều người biết đến với nghề làm bánh tráng ở Lương Hòa (Châu Thành) nằm cạnh danh thắng ao Bà Om. Đặc biệt là những nghề theo con nước lớn. Đó là làng đóng ghe xuồng ở Ngã Bảy (Thị xã Tân Hiệp, Hậu Giang) và An Bình (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), chuyên đóng xuồng tam bản phục vụ dân chài lưới, đi câu, vận chuyển lúa gạo, thủy sản, trái cây… TP Cần Thơ có xóm lưới Thơm Rơm, làng lọp tép Thới Long (Ô Môn), lò luộc tép Thạnh Quới (Thốt Nốt) hoạt động nhộn nhịp mỗi năm từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch…
Với cảm quan của người nước ngoài, Michel nói một cách khách quan: đa dạng và phong phú, là ưu thế của Đồng bằng sông Cửu Long có thể hấp dẫn khách du lịch. Các làng nghề cần phải được sắp xếp một cách khoa học, nhà xưởng phải được xây dựng theo truyền thống, khang trang, sạch đẹp. Sản phẩm tạo ra phải ngày càng khéo léo, tinh xảo, có giá trị sử dụng trong đời sống, chứ không đơn thuần là vật trang trí. Thiết kế, thay đổi kiểu dáng mẫu mã cần phải được quan tâm, giải quyết tốt đầu ra… Có như thế, diện mạo của các làng nghề của ĐBSCL sẽ được thay đổi, vừa giữ được bản sắc độc đáo không nước nào có vừa mang tính hiện đại, hấp dẫn du khách và phát triển bền vững hơn.
Qua nhận xét của Michel, tôi chợt nhận ra rằng lâu nay có một tiềm năng du lịch chưa được chú ý lắm, dù đã có một vài nơi khai thác. Nhưng rõ ràng nếu lập các tua du lịch làng nghề một cách nguyên xi thì chưa được, cần phải có kế hoạch dài hơi và liên kết cả vùng. Khi đó, làng nghề Đồng bằng sông Cửu Long mới thực sự vào xuân.
-----------
• Sơn Nam, “Đồng bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa & Văn minh miệt vườn”, Nhà xuất bản Trẻ tái bản, 2004, tr. 327.
--------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét